Báo giá: Mr.Tuyến - 0962602870 (Zalo)

Email: SucSongMT@gmail.com

Lọc sản phẩm

Kỹ thuật Nón bảo hiểm

Nón bảo hiểm là gì - Thế nào là mũ bảo hiểm đạt chuẩn cho người đi moto - xe máy

    - Mũ nón bảo hiểm cho người đi ô tô - xe máy là vật dụng hữu ích có tác dụng vệ phần đầu của người đội khi có tai nạn xảy ra, hạn chế có hiệu quả các chấn thương ở vùng đầu, đặc biệt là chấn thương sọ não khi xảy ra tai nạn.
     Ở Việt Nam - một trong những nước sử dụng xe máy lớn nhất thế giới, mũ nón bảo hiểm thực sự đã thâm nhập vào đời sống hàng ngày, xuất hiện hầu như trên mọi nẻo đường, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi.
    - Hiện nay trên thế giới chất liệu sử dụng cho mũ bảo hiểm thường là: Sợi Carbon (Carbon Fiber), Composite - Sợi thủy tinh (Glass Fiber), 
    nhựa ABS, nhựa tổng hợp. 
    - MBH đạt tiêu chuẩn sử dụng cho người đi xe gắn máy thường làm bằng nhựa ABS chuyên dụng, siêu bền có thể chịu được lực cường độ cao, đảm bảo độ cứng và đàn hồi. 
    + Trọng lượng của mũ bảo hiểm cho phép dao động trong khoảng 0.5-0.7 kg (đối với mũ nửa đầu) và 0.7-1 kg (đối với mũ trùm đầu).
    + Phần kính bằng 
    nhựa trong PC che trước mặt có thể gập lên trên đỉnh mũ hoặc tháo rời.
    - Hiện nay trên thị trường có 3 loại mũ bảo hiểm phổ biến:
     
    1. Mũ che nửa đầu (mũ vỏ cứng chủ yếu bảo vệ phần phía trên).     
    Nếu bạn thường xuyên lái xe di chuyển trong nội thành thì 
     mũ bảo hiểm nửa đầu  là loại thích hợp nhất. C ó ưu điểm là tiện lợi, thoải mái, khi sử dụng bạn có thể nghe nhạc thoải mái mà không hề cảm thấy khó chịu. Hơn nữa trong điều kiện nội thành thì tốc độ di chuyển tương đối chậm, di chuyển đoạn đường ngắn, thường xuyên phải gỡ ra tháo vào bạn sẽ không hề cảm thấy bất tiện khi sử dụng loại nón này. Đây cũng là loại nón bảo hiểm phổ biến nhất hiện nay, thường được các doanh nghiệp dùng làm quà tặng quảng cáo (hiệu quả cao, chi phí đầu tư thấp). Kiểu mũ bảo hiểm nửa đầu tiêu biểu

    Mũ che nửa đầu
     
    2. Mũ che cả đầu và tai (mũ có vỏ cứng bảo vệ phần phía trên của đầu, vùng chẩm và quai hàm).
    Đối với những người thường xuyên di chuyển giữa nội thành và ngoại thành thì loại  mũ bảo hiểm che ¾ đầu  là phù hợp nhất, có khả năng bảo vệ tốt hơn nón bảo hiểm che ½ đầu. Đa số loại nón này đều có kính chắn gió phía trước che chắn, đảm bảo cho những quãng đường dài không bị gió bụi hắt vào mắt ảnh hưởng đến tầm nhìn của người điều khiển. Loại này sử dụng tương đối thoáng lại không quá cồng kềnh nên nếu bạn là người phải di chuyển quãng đường dài từ nội thành ra ngoại thành thì đây là loại nón bảo hiểm đảm bảo an toàn cho bạn. Kiểu mũ bảo hiểm 3/4 đầu tiêu biểu.

    Mũ che cả đầu và tai
     
    3. Mũi che cả hàm (mũ vỏ cứng bảo vệ phần phía trên của đầu, vùng chẩm và cằm)- sử dụng tốc độ cao trên đường quốc lộ.
    - Nếu bạn thường xuyên rong ruổi trên quốc lộ hoặc cao tốc, hoặc bạn là người thường xuyên di chuyển những đoạn đường dài khoảng trên dưới 100km thì loại nón thích hợp nhất với bạn chính là nón bảo hiểm trùm kín đầu. Mũ bảo hiểm trùm kín đầu có ưu điểm là bảo vệ tất cả các bộ phận trên khuôn mặt bao gồm đầu, cằm mặt, gáy ót... Chính vì vậy đây là biện pháp bảo vệ tốt nhất cho bạn trên những đoạn đường dài, tránh cho bạn gặp phải những nguy hiểm không đáng có trên suốt đường đi. Tuy nhiên cùng với đó thì loại nón này cũng có khá nhiều nhược điểm như nặng, cồng kềnh, không được thoáng như 
    nón bảo hiểm nửa đầu và nón bảo hiểm ¾ đầu
    - Ngoài những nhược điểm kể trên thì có thể thấy loại mũ bảo hiểm trùm kín đầu này có công dụng bảo vệ tốt nhất trong các loại nón bảo hiểm. 
    - Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu nóng và đường sá Việt Nam chưa hoàn chỉnh nên ít sử dụng loại nón bảo hiểm che cả hàm
    Kiểu mũ bảo hiểm có càm tiêu biểu

    Mũ che cả đầu tai và hàm

    Sau đây là kinh nghiệm thực tế từ nhà sản xuất nón bảo hiểm Sức Sống về cách chọn nón bảo hiểm: 

    1. Gáo (vỏ mũ)
    - Đây là lớp ngoài cùng của chiếc mũ bảo hiểm, thường được làm bằng vật liệu chắc chắn, nhẹ, chịu được va đập. Đây là phần che chắn cho đầu, nên khi mua mũ bảo hiểm, nên chọn đúng kích cỡ đầu của mình, để mũ bảo hiểm có thể ôm trọn đầu người sử dụng, tránh sử dụng mũ bảo hiểm quá chật hoặc quá rộng.
    - Chọn mũ có vỏ ngoài nhẵn, mịn và không có những chi tiết nhọn chìa ra ngoài hay hướng vào lòng mũ. Vỏ mũ đạt chuẩn được sử dụng chất liệu nhựa ABS, PP, thường có màu trắng hoặc vàng nhạt, khi nhìn từ cạnh mép mũ phía trong; mũ kém chất lượng thường được làm bằng nhựa tạp phẩm nên thường có màu đen hoặc nâu.
    - Độ cứng của mũ: mũ đạt chuẩn không bị biến dạng hoặc bể khi dùng tay bóp mạnh vào cạnh hai mép mũ.

    gáo nón bảo hiểm​​
    - Gáo MBH kém chất lượng thường có màu đen hoặc xám do làm từ những phế liệu tệ nhất để có giá rẻ nhất.
     
    2. Lớp đệm hấp thu xung động 
    - Đây là phần quan trọng nhất của MBH, có tác dụng hấp thụ xung động khi xảy ra va đập, sẽ hấp thu lực tác động từ vỏ mũ, giúp bảo vệ đầu người sử dụng. Tức là lực của vật cứng va đập vào mũ sẽ được tản đều ra chứ không tập trung vào một điểm làm giảm khả năng chấn thương vùng não. 
    - Các loại mũ bảo hiểm kém chất lượng, mũ thời trang thường không có lớp xốp đệm hấp xung động hoặc nếu có thì rất mỏng, không đảm bảo an toàn. Mũ bảo hiểm không có lớp hấp thu xung động chẳng khác nào một chiếc mũ trang trí, đội che mưa, che nắng, không hơn, không kém. Các cơ sở chui thường sử dụng xốp tái sinh, công nghệ ép lạc hậu, dẩn đến tình trạng các hạt xốp có độ kết dính kém. Khi bóp nhẹ các hạt bị tách rời ra.
    - Hiện nay số doanh nghiệp nón bảo hiểm đầu tư sản xuất xốp đếm trên đầu ngón tay, điều này dẫn đến vần đề doanh nghiệp không kiểm soát được chất lượng sản phẩm của mình.
    - Công ty Sức Sống đã tự thiết kế và cũng đã cung cấp cho những công ty sản xuất mũ bảo hiểm lớn trên thị trường
    Kim Minh, Hùng Hậu, An Thịnh An (Lino), Nghĩa Phát...
    Xem thêm: quan niệm sai lầm nhất về mũ bảo hiểm


    xốp nón bảo hiểm
    - Xốp MBH kém chất lượng rất mềm và mỏng, rất dễ vỡ khi bị rơi hoặc chỉ là lớp vải mousse mỏng chất lượng kém.
     
    3. Dây cài quai
    - Dây cài quai là phần dùng để gắn chặt và cố định MBH với đầu người sử dụng. Dây quai nón mũ phải mịn và đủ chắc chắn khi kéo căng. Quai đeo tốt là quai không giãn quá nhiều, người tiêu dùng có thể thử bằng cách dùng tay co thử. Độ giãn không được quá 25 mm để giữ quai đeo không bị trật khỏi cằm. Khi thử quai, nên thử luôn khóa mũ để chọn chiếc khóa có khóa vừa nhạy khi mở, đóng, vừa có độ giữ chắc khi đóng.
    - Nên chọn loại hóa cổ điển vuông chắc chắn.
    Không có dây cài quai hoặc không cài dây quai khi đội MBH sẽ làm cho MBH bị văng ra ngoài đầu người sử dụng khi có lực tác động, làm mất tác dụng MBH. Do đó, khi đội MBH cần phải chú ý cài dây quai chắc chắn. Khi cài dây quai, chú ý không quá chật, gây khó chịu hoặc quá lỏng, không đảm bảo mũ bảo hiểm cố định khi xảy ra va chạm.
    - Cũng nên chú ý đến lớp đệm cằm của dây quai, nếu cứng quá cũng sẽ gây khó chịu, ngứa..cho người sử dụng.


    Khóa nón bảo hiểm cổ điển
    - Dây cài quai MBH kém chất lượng rất mềm, dễ tưa sợi, không đảm bảo độ co giãn cho phép. Khóa bằng nhựa kém chất lượng nên cũng rất giòn dễ gãy sau vài lần sử dụng.
     
    4. Kính chắn gió, bụi
    - Kính xịn: bề mặt kính trong, đảm bảo không chóng mặt nhức đầu. Khoảng cách nhìn thực.
    - Kính dỏm: bề mặt kính đục, sử dụng 
    nhựa PET tái chế (giá chỉ bằng 30%), khoảng cách nhìn không chính xác dễ bị hụt chân, gây chóng mặt, nhức đầu.

    kính mũ bảo hiểm
     
    5. Tem nhãn
    - Cần chú ý xem mũ có được dán tem CR hợp quy của cơ quan kiểm định chất lượng chưa, có ghi thông tin về sản phẩm và nguồn gốc, xuất xứ của mũ bảo hiểm rõ ràng hay không, tránh mua nhầm hàng giả, hàng kém chất lượng.
    - Hiện nay đa số nhà sản xuất 
    MBH đã dùng các biện pháp chống giả, bảo vệ thương hiệu sản phẩm của mình (vì vậy cũng cần lưu ý xem sản phẩm có dán tem chống giả hay không).
    - Mua tại các cửa hàng lớn, đại lý, showroom của các thương hiệu uy tín.
    - Một số MBH cũng có bảo hiểm trách nhiệm nếu mũ va đập bị vỡ gây chấn thương sọ não. 
    Nón bảo hiểm Sức Sống có mức bảo hiểm  trách nhiệm là 3 tỷ đồng.  
     
    Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy.
    Theo đó, mũ bảo hiểm cho người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe đạp máy đôi khi tham gia giao thông phải đủ các tính năng sau:
    - Thứ nhất, về cấu tạo mũ phải đủ 3 bộ phận gồm vỏ mũ, lớp đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo.
    + Mũ phải được chế tạo bằng vật liệu không độc, không dị ứng hoặc gây khó chịu trên tóc và da cho người sử dụng. Vật liệu phải đảm bảo tính chịu nhiệt, chịu thời tiết và bền theo thời gian.
    + Khối lượng của mũ, kể cả bộ phận kèm theo không được lớn hơn 1 kg.
    + Mũ phải có bề mặt nhẵn, không có vết nứt hoặc cạnh sắc. Kích thước và hình dáng của mũ che chắn được phạm vi từ cổ trở lên, phải chịu được va đập và hấp thụ xung động, chịu được thử nghiệm độ bền đâm xuyên. Góc nhìn bên phải và trái của mũ không được nhỏ hơn 105 độ.
    + Đối với 
    mũ bảo hiểm có lưỡi trai mềm gắn liền vỏ mũ (kết liền) hoặc lưỡi trai rời tháo lắp được (kết rời), độ dài của lưỡi trai tính từ điểm kết nối với vỏ mũ đến điểm dài nhất của lưỡi trai không quá 70mm.
    + Đối với mũ bảo hiểm có 
    lưỡi trai cứng gắn liền vỏ mũ, độ dài của lưỡi trai không lớn hơn 50mm. Trường hợp mũ bảo hiểm có vành cứng xung quanh thì không được nhô quá 20mm.
    - Thứ hai, mũ phải được chứng nhận hợp quy, được gắn dấu hợp quy CR (dấu hợp quy CR phải được thể hiện một cách rõ ràng, dễ đọc, được in trực tiếp lên mũ bảo hiểm hoặc được dán lên mũ bảo hiểm bằng chất liệu không thấm nước, không thể tẩy xóa, làm mờ dấu hợp quy) và có ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.
    + Trong đó, nhãn của mũ sản xuất trong nước tối thiểu phải bao gồm các thông tin: Tên sản phẩm phải có cụm từ “Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”, tên địa chỉ và cơ sở sản xuất, cỡ mũ, năm tháng sản xuất;
    + Nhãn của mũ nhập khẩu tối thiểu phải bao gồm các thông tin: Tên sản phẩm phải có cụm từ “Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”, tên địa chỉ của tổ chức hoặc cá nhân nhập khẩu và phân phối, xuất xứ hàng hóa, cỡ mũ, năm tháng sản xuất.
    + Mỗi mũ phải được bao gói bằng hai lớp, bên trong là bao chất dẻo hoặc vật liệu chống ẩm, bên ngoài là hộp bằng giấy cứng có ghi các nhãn hiệu cần thiết.

    Tin khác

      Nhựa EVA sản xuất vải lót - vành nón bảo hiểm
      Nhựa PVC sản xuất ron nón bảo hiểm
      DECAL DẠ QUANG dùng cho nón bảo hiểm
      Top 3 loại kính mũ nón bảo hiểm 3/4 đầu được chuộng ưa nhất hiện nay
      Quy cách đóng thùng - đóng gói nón bảo hiểm Sức Sống
      Quan niệm sai lầm nhất về mũ bảo hiểm
      Chi tiết các thành phần chính của mũ bảo hiểm Sức Sống
      Cách xác định size mũ bảo hiểm
      Khái niệm về bóng trơn
      Khái niệm về bóng nhám - bóng mờ
    0 SP đã chọn