Báo giá: Mr.Tuyến - 0962602870 (Zalo)

Email: SucSongMT@gmail.com

Lọc sản phẩm

Kỹ thuật Nón bảo hiểm

Sơn TĨNH ĐIỆN - Ứng dụng sơn mặt nạ nón bảo hiểm CẢNH SÁT CƠ ĐỘNG CSCĐ

     

    • Hiểu một cách đơn giản thì sơn tĩnh điện chính là việc phủ một lớp chất dẻo lên trên bề mặt các chi tiết cần che phủ để tạo độ bóng, mịn cho sản phẩm. 
    • Có hai loại chất dẻo được dùng nhiều nhất là nhựa nhiệt rắn và nhựa nhiệt dẻo. Trong đó:
      • Các loại nhựa nhiệt dẻo là các chất hình thành một lớp phủ mà không cần trải qua quá trình biến đổi cấu trúc phân tử giống như polypropylene, polyethylene, nylon, polyester.
      • Nhựa nhiệt rắn xếp chéo qua nhau tạo thành lớp màng chắc chắn chịu nhiệt và không bị tan chảy lại (epoxy, urethane, polyester, hybrid,…).

     

    • Hiện nay dựa vào mục đích, đặc điểm và nhu cầu sử dụng sơn tĩnh điện được chia làm hai loại là sơn tĩnh điện ngoài trời và sơn tĩnh điện trong nhà. Mỗi loại sơn đều có những điểm đặc trưng riêng biệt. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng để bạn chọn loại sơn phù hợp nhất. 
    • Đặc trưng của sơn tĩnh điện trong nhà:
      • Với phương pháp sơn tĩnh điện trong nhà thường dùng bột sơn được làm chủ yếu từ nhựa epoxy có đặc tính kháng hóa rất tốt. Phương pháp này được dùng để phun kim loại đòi hỏi cao về tính kháng xói mòn, cách điện và đàn hồi.
      •  Bột sơn tĩnh điện trong nhà rất đa dạng và có độ bóng khác nhau như: Sơn có độ bóng cao trên 80%, sơn bóng mờ thường từ 50 -80%, sơn mờ căm từ 20 -50%. Tùy theo mục đích và nhu cầu, khách hàng có thể lựa chọn bề mặt sơn cho thật phù hợp.
    • Đặc trưng của sơn tĩnh điện ngoài trời
      • Sơn tĩnh điện ngoài trời sử dụng lớp sơn phủ Polyester có khả năng kháng thời tiết. Sơn Polyester được làm từ nhựa sơn Polyester carboxyl chủ yếu được dùng để sơn vỏ máy điều hòa không khí, đèn nhà, đồ nội thất mở như cửa cuốn, cửa pano 4 cánh….
      • Sơn tĩnh điện ngoài trời mang các đặc tính độc đáo như chống rỉ tốt, chịu được nhiệt độ cao, màu sắc đẹp, chống vi khuẩn tốt,... đảm bảo độ bền và thẩm mỹ cho sản phẩm.

     

    • Sơn tĩnh điện hiện nay cũng có hai loại gia công dựa trên 2 loại chất liệu khác nhau: sơn tĩnh điện nướcsơn tĩnh điện khô. Hai dạng này tuy là cách thức thi công có vẻ hơi khác nhau một chút nhưng cùng có một đặc điểm chung đó chính là bảo vệ tốt nhất cho bề mặt của các vật dụng được sơn tĩnh điện.
    • Đối với hai loại sơn tĩnh điện nước và sơn tĩnh điện khô thì sơn tĩnh điện nước được nhiều người sử dụng hơn do có thể sử dụng để sơn trên các loại vật dụng có bề mặt chất liệu khác nhau như nhựa, gỗ hay kim loại còn với dòng sản phẩm sơn tĩnh điện khô thì đa phần chỉ dùng để sử dụng cho các bề mặt kim loại.

     

    • Sơn tĩnh điện bột còn được gọi là sơn khô vì tính chất phủ ở dạng bột của nó và khi sử dụng nó sẽ được tích một điện tích (+) khi đi qua một thiết bị được gọi là súng sơn tĩnh điện, đồng thời vật sơn cũng sẽ được tích một điện tích (-) để tạo ra hiệu ứng bám dính giữa bột sơn và vật sơn. 
    • Là công nghệ không những cho ta những ưu điểm về kinh tế mà còn đáp ứng được về vấn đề môi trường cho hiện tại và tương lai vì tính chất không có chất dung môi của nó. Do đó về vấn đề ô nhiễm môi trường trong không khí và trong nước hoàn toàn không có như ở sơn nước.
    • Sơn Tĩnh Điện dạng bột là phương pháp sơn ít tốn kém nhất trên giá thành sản phẩm mà trong những kỹ thuật sơn hiện tại trên thế giới đang sử dụng (kể cả sơn tĩnh điện dạng nước). Khả năng chịu nhiệt cao và ít bị ảnh hưởng môi trường (bao gồm nóng và lạnh). Có khả năng điều chỉnh được độ dày mỏng của sơn .Độ bao phủ bề mặt cao.

     

    • Những sản phẩm nào phù hợp với sơn tĩnh điện bột ?
      • Đa phần các sản phẩm kim loại đều phù hợp với sơn tĩnh điện bột, với ưu điểm tuổi thọ thành phẩm lâu dài, không bị ăn mòn bởi các tác động thiên nhiên và hóa chất, bộ bóng cao cũng như chịu tốt các tác động của nhiệt và va chạm. Ngoài ra sơn tĩnh điện còn có độ chính xác khi phun cao và đa dạng màu sắc.
      • Bột sơn tĩnh điện đảm bảo không có chì, chủ yếu được cung cấp bởi các nhà sản xuất bột sơn chuyên nghiệp : AkzoNobel, Jotun, Tiger…

     

    • Bước 1: Xử lý bề mặt sản phẩm trước khi sơn
    • Việc xử lý bề mặt sản phẩm nhằm mang lại các yêu cầu sau:
      • Sản phẩm sạch dầu mỡ công nghiệp (do việc gia công cơ khí).
      • Sản phẩm sạch rỉ sét.
      • Sản phẩm không rỉ sét trở lại trong thời gian chưa sơn.
      • Tạo lớp bao phủ tốt cho việc bám dính giữa lớp màng sơn và kim loại..
      • Do các yêu cầu trên mà việc xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn thường được xử lý theo phương pháp nhúng sản phẩm vào các bể hóa chất.
    • Hệ thống các bể hóa chất bao gồm các bể sau:
      1. Bể chứa hóa chất tẩy dầu mỡ.
      2. Bể rửa nước sạch.
      3. Bể chứa axit tẩy rỉ sét, thông thường là H2SO4 hoặc HCl.
      4. Bể rửa nước sạch.
      5. Bể chứa hóa chất định hình bề mặt.
      6. Bể chứa hóa chất Photphat hóa bề mặt.
      7. B ể thụ động hóa sản phẩm.
      8. Bể rửa nước sạch.
      Các bể này được xây và phủ nhựa Composite.
      Sản phẩm sơn được đựng trong các rọ làm bằng lưới thép không rỉ, di chuyển nhờ hệ thống balang điện qua các bể theo thứ tự trên.

     

    • Bước 2: Sấy khô bề mặt sản phẩm trước khi sơn.
      • Sản phẩm sau khi xử lý hóa chất được làm khô trước khi sơn, lò sấy khô sản phẩm có chức năng sấy khô hơi nước để nhanh chóng đưa sản phẩm vào sơn.

     

    • Bước 3: Sơn sản phẩm
      • Sản phẩm sau khi xử lý hóa chất và sấy khô được đưa vào buồng phun sơn và thu hồi sơn.
      • Do đặc tính của sơn tĩnh điện bột là dạng sơn bột, nên khả năng bám dính của sơn lên bề mặt kim loại nhờ lực tĩnh điện, chính vì vậy mà buồng phun sơn còn đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hồi lượng bột sơn dư, bột sơn thu hồi được trộn thêm vào bột sơn mới để tái sử dụng. Phần thu hồi này là đặc tính kinh tế ưu việt của sơn tĩnh điện.

     

    • Bước 4: Sấy định hình và hoàn tất sản phẩm
      • Sau khi phun sơn, sản phẩm được đưa vào lò sấy. Nhiệt độ sấy: 180C – 200C trong 30 phút.
      • Lò có nguồn nhiệt chính bằng bếp hồng ngoại tuyến, nguyên liệu đốt là Gas.

     

    • Những tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá chất lượng sơn tĩnh điện:
      • Độ dày lớp sơn phủ
      • Độ bóng
      • Màu sắc
      • Độ bám dính của sơn vào sản phẩm
      • Độ dẻo của lớp sơn phủ
      • Độ ăn mòn

     

     

    • Màu sắc của sản phẩm sơn tĩnh điện rất đa dạng và phong phú như sơn bóng hay nhám sần, vân búa hay nhũ bạc... Vì vậy, sản phẩm sơn tĩnh điện có thể đáp ứng cho nhu cầu trong nhiều lĩnh vực có độ bền và thẩm mỹ cao, đặc biệt là đối với các mặt hàng dân dụng, trang trí nội thất, thiết bị dụng cụ trong ngành giáo dục, y tế, xây dựng, điện lực,...

     

    bảng màu sơn tĩnh điện

     

    bảng màu sơn tĩnh điện

     

    bảng màu sơn tĩnh điện

     

    bảng màu sơn tĩnh điện

     

    • Quy trình sơn tĩnh điện dạng nước
      • Để có thể sơn tĩnh điện được tốt nhất và đảm bảo nhất thì các bạn nên làm theo một quy trình nhất định như sau:
      • Đầu tiên là chúng ta cần vệ sinh sạch sẽ bề mặt cần được sơn tĩnh điện
      • Sau khi làm sạch thì chúng ta phải làm khô vật dụng được sơn
      • Khi đã làm khô vật dụng thì chúng ta tiến hành phun sơn tĩnh điện
      • Khi đã phun sơn xong thì chúng ta cần làm khô sau đó mới sử dụng vật dụng đó.

     

    • Ưu điểm của công nghệ phun sơn tĩnh điện:
      • Về kinh tế: Hạt sơn phun ra từ súng phun sơn tĩnh điện ở dạng sương mù, cùng với lực hút tĩnh điện tạo ra hiệu suất bám dính cao, cho ra bề mặt sơn hoàn hảo nhất với 1 lượng sơn tiết kiệm đến 45% so với các thiết bị phun sơn khí nén thông thường. Mặt khác, do có lực hút tĩnh điện nên lượng sơn bám dính vào vật được sơn cao, rút ngắn thời gian làm việc. Điều này làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí nhân công, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm...
      • Về chất lượng: Tuổi thọ cao, độ bóng tốt, tăng khẳ năng chịu mòn bởi hóa chất hoặc bị ảnh hưởng của tác nhân hóa học hay thời tiết. Màu sắc đa dạng và độ chính xác cao…còn rất nhiều lợi điểm khác nữa mà chính người sử dụng trong quá trình ứng dụng công nghệ sơn tĩnh điện sẽ nhận thấy và Công nghệ phun sơn tĩnh điện này sẽ là giải pháp cho các ngành công nghiệp của Việt Nam trong thời gian tới.  

     

    • Nguyên lý hoạt động thiết bị phun sơn tĩnh điện:
      • Để sử dụng thiết bị phun sơn tĩnh điện hiệu quả và an toàn cần hiểu về nguyên lý và tính năng của nó. 
      • Nguyên lý hoạt động của thiết bị phun sơn tĩnh điện: nguồn điện 220V qua tủ điện chuyển thành dòng hạ thế 24V, được dẫn tới bộ phát cao áp ở súng phun, kim dẫn điện ở đầu súng phun được tiếp xúc với bộ phát cao áp. Sơn và khí khi ra tới đầu súng sẽ được nhiễm điện do tiếp xúc với kim dẫn điện.

     

    • Tính năng và ứng dụng của thiết bị phun sơn tĩnh điện:
      • Sơn và khí qua tiếp xúc với kim dẫn điện sẽ được mang 1 điện tích cùng dấu (-), vật phun được tiếp mát sẽ cho bề mặt mang điện tích (+), các phân tử sơn mang ion (-) sẽ có lực hút với các phân tử trên bề mặt của sản phẩm mang ion (+) tạo sức bám dính tốt hơn và hạn chế bay ra ngoài. Sự tiết kiệm sơn cũng được tăng cao nhờ nguyên lý tĩnh điện này.
      • Với những nguyên lý và tính năng của Thiết bị phun sơn tĩnh điện nêu trên sẽ giúp cho bạn tiết kiệm được nguyên liệu, an toàn và thân thiện môi trường.

     

    sơn tĩnh điện nước

     

     

    Tin khác

      Nhựa EVA sản xuất vải lót - vành nón bảo hiểm
      Nhựa PVC sản xuất ron nón bảo hiểm
      DECAL DẠ QUANG dùng cho nón bảo hiểm
      Top 3 loại kính mũ nón bảo hiểm 3/4 đầu được chuộng ưa nhất hiện nay
      Quy cách đóng thùng - đóng gói nón bảo hiểm Sức Sống
      Quan niệm sai lầm nhất về mũ bảo hiểm
      Chi tiết các thành phần chính của mũ bảo hiểm Sức Sống
      Cách xác định size mũ bảo hiểm
      Khái niệm về bóng trơn
      Khái niệm về bóng nhám - bóng mờ
    0 SP đã chọn