Mũ nón bảo hiểm trang bị kính chắn gió nhằm mục đích chống bụi, chống lạnh, chống côn trùng... hay vài thứ nhỏ nhưng vô cùng nguy hiểm văng vào mặt khi bạn di chuyển tốc độ cao.
Yêu cầu: đảm bảo tầm nhìn trong suốt, không gây nhòe hay nhức mắt khi dùng lâu, nước mưa trôi nhanh, không đọng lâu trên mặt kính… Ngoài ra, kính nón bảo hiểm còn có các thông số như: chất liệu, màu sắc, kiểu dáng, …của các loại kính sẽ có tác dụng khác nhau để hỗ trợ an toàn cho người dùng.
Nguyên liệu chuẩn để sản xuất kính mũ bảo hiểm thường là nhựa PC chuyên dụng, vì đặc tính cứng, dẻo, bền chắc, trong suốt, không gây mỏi mắt, chóng mặt, hình ảnh trung thực...Nguyên liệu nhựa PC xuất phát từ nhiều hãng khác nhau, mỗi hãng có nhiều mã hàng khác nhau. Nên ngoài sự đầu tư về giá cả thì công nghệ và kỹ thuật, kinh nghiệm chế tạo vẫn rất quan trọng. Ví dụ: cảo chuyên dụng dùng ép nhựa PC, nhựa PC của hãng Bayer, khu vực sản xuất đảm bảo vệ sinh và độ ẩm theo quy định...
Hiện nay một số cơ sở cạnh tranh về giá cả (rẻ hơn từ 3-10 lần) bằng cách:
Giảm độ dày của kính còn phân nửa. Dẫn đến kính vặt vẹo, dễ gãy, không đảm bảo chức năng bảo vệ mặt khi xảy ra tai nạn.
Sử dụng nhựa phế liệu PET, với những tính năng hoàn toàn ngược lại nhựa PC: màu kính đục, nhức mắt, chóng mặt, hình ảnh không trung thực...rất nguy hiểm vì không xác định đúng khoảng cách. Khi bị té có thể gây nguy hại khi kính bị gãy, bể...đâm vào mặt.
Hướng dẫn sử dụng kính trong các điều kiện thời tiết
Ban ngày
Trời nắng, sáng: sử dụng kính màu khói/đen, sẽ lọc hầu hết ánh sáng, hoặc cũng có thể sử dụng kính màu xanh biển, xanh lá nhạt giảm để giảm chói nắng và sự căng thẳng. Nếu sử dụng kính tráng gương thì hiệu quả rất cao, nhìn ngầu và phong cách.
Trời âm u, mây đen: chỉ sử dụng kính màu trắng, trong suốt để cản khói bụi, côn trùng, không cản sáng.
Chiều tối
Thời tiết trong: sử dụng kính màu đỏ/hồng để tăng độ sáng, nhìn rõ hơn, hợp mốt hơn.
Thời tiết xấu, âm u: sử dụng kính màu vàng/cam để tăng độ sáng, nhìn rõ hơn, hợp mốt hơn hoặc sử dụng dụng kính trằng, trong suốt.
Kính phản quang chống nắng tốt hơn kính thường nhưng sẽ bị tối hơn khi đi đêm. Một số màu phổ biến: trắng, vàng, tím nhạt, khói, trà...
Kính tráng gương (tráng lớp gương): sử dụng cực kì hiệu quả khi đi ban ngày, làm dịu mắt. Chống tia cực tím, tia uv đến 99%. Loại kính này thường được sử dụng rất phổ biến . Nhược điểm là không thể đi ban đêm vì quá tối.
Kính màu trắng (màu trong suốt): hỗ trợ tầm nhìn tốt nhất cho người dùng. Đây là màu kính hợp với quy tắc an toàn khi lái xe nhất, kể cả khi đi trong mọi điều kiện thời tiết mưa nắng, đảm bảo tầm nhìn tốt nhất cả trong ban đêm. Tuy nhiên, không có tác dụng chống chói khi dùng vào ban ngày và ánh sáng đèn ban đêm.
Kính màu khói: nếu bạn là một người đi cả ngày cả đêm thường xuyên, và không thích phải thay kính ra vào thì có thể kính màu khói là giải pháp hoàn hảo nhất. Kính có độ đục không quá cao giúp bạn có thể đi được ban đêm rất hiệu quả. Còn đi ban ngày sẽ giúp cho chống tia uv nhẹ. Vừa đủ để sử dụng và cực kì hiệu quả.
Kính màu vàng: Sử dụng tốt khi đi ban đêm, hạn chế tối đa các loại đèn pha của xe tải, xe ô tô, xe máy rọi ngược chiều. Nhược điểm, là không thể sử dụng khi đi ban ngày, vì quá chói. Không hoàn toàn chống nắng như màu khói, không rõ như kính trắng
Kính màu xanh nước biển: dùng đi trời mưa hoặc ướt rất tốt.
Kính màu đen dần (gradient): dùng cho đi ngày chống chói tốt.
Màu khác như màu trà, màu đỏ, màu xanh, màu tím: thông thường các màu này được sản xuất để sử dụng ban ngày tốt hơn là ban đêm.
Cách làm sáng kính mũ bảo hiểm
Tất cả các loại kính mũ bảo hiểm sau thời gian từ 3-6 tháng đều có thể bị mờ do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Trước khi sử dụng lau mặt kính thật sạch bằng vải mềm.
Nhỏ một vài giọt dầu rửa chén lên mặt trong kính, dùng vải mềm lau sạch và để khô hoặc dùng lát khoai tây chà lên mặt trong kính, chờ khô rồi lau sạch bằng vải mềm.
Dùng nước chuyên dụng lau kính cho mũ bảo hiểm hoặc nước ấm pha ít kem đánh răng. Dùng vải mềm nhúng vào dung dịch trên, lau nhẹ nhàng từ trong ra ngoài và chú ý là phải lau theo hình tròn để tránh xước. Không sử dụng những chất tẩy rửa có tính axit mạnh, xăng, dung dịch tẩy rửa để làm sáng kính mũ bảo hiểm …. rất dễ làm hỏng kính.
Đặc biệt với những loại kính rời thì nên mua thêm hộp để kính, bảo quản kính khi không sử dụng.Riêng với những vết mờ xước do va đập hoặc tác động mạnh thì bạn nên thay kính mũ bảo hiểm. Vì lúc đó tầm nhìn của bạn sẽ bị ảnh hưởng lớn, gây trở ngại cho việc đi đường và các phương pháp trên cũng không còn hiệu quả tối đa nữa.