
A.Khái niệm cơ bản
- Sơn là một hỗn hợp đồng nhất, trong đó chất tạo màng liên kết với các chất tạo màu liên tục bám trên bề mặt vất chất. Hỗn hợp được điều chỉnh với một lượng phụ gia và dung môi tùy theo theo tính chất của mỗi loại sản phẩm.
Chức năng của sơn: Trang trí, bảo vệ, chức năng đặc biệt
- Thành phần chính của sơn:
- Nhựa (40% - 60%) : Alkyd, Acrylic, Epoxy, Polyurethane, Fluorocarbon.Tạo liên kết các thành phần của sơn Tạo độ kế dính cho sơn Tạo độ bền cho màn sơn
- Bột màu (7% - 40%): bột màu gốc, bột màu bổ sung, bột chống gỉ. Tạo màu sơn Tạo độ bền và độ cứng của màng sơn
- Phụ gia (0% - 5%): là các chất tăng độ bền cho sơn bao gồm độ bền màu sắc, khả năng chịu thời tiết, tăng độ bóng cứng và độ phủ cho sơn, tăng thời gian bảo quản của sơn, một số tính chất đặc biệt khác. Chất làm khô tạo sức căng bề mặt Chất chóng nấm mốc
- Dung môi (10% - 30%) : hòa tan nhựa và bột màu.
B.Các loại sơn phổ biến hiện nay
Vô cùng rộng rãi, nhưng Vision paint sẽ tổng hợp thành các loại sơn chính lớn sau.
Các thành phần sơn:
1- Sơn dầu
2- Sơn men
3- Sơn nước
Sơn trong lĩnh vực đồ gỗ:
4- Sơn PU (sơn 1K, SƠN 2K)
5- Sơn UV
6- Sơn NC
7- Dầu bóng - dầu tẩm gỗ
Sơn trong lĩnh vực thiết kế nội thất kiến trúc
8- sơn lót nội, ngoại thất
9- sơn phủ nội, ngoại thất
10- sơn màu nội, ngoại thất
11- sơn chống thấm
12- sơn giả chất liệu
Sơn trong lĩnh vực công nghiệp bao gồm:
13- Sơn tĩnh điện
14- Sơn epoxit
15- sơn chịu nhiệt
16- sơn chống nóng
17- Sơn chống rỉ
18- Sơn chống cháy
Sơn trong lĩnh vực giao thông, hàng hải
19- Sơn kẻ vạch đường giao thông, hàng hải.
1.Sơn dầu:
Cấu tạo: Là hỗn hợp của chất tạo màu và chất tạo màu được nghiền mịn trong máy nghiền cùng với dầu thực vật, được sản xuất dưới hai dạng: Sơn đặc chứa 12 -25% dầu (trước khi dùng phải dùng dầu pha loãng ) và loãng chứa 30-35% dầu so với khối lượng chất tạo màu. Chất lượng sơn dầu được đánh giá bằng hàm lượng chất tạo màu và dầu sơn.
Ứng dụng: Được sử dụng phổ biến để sơn các sản phẩm gỗ trang trí nội thất.
2.Sơn men: là huyền phù chất tạo màu vô cơ hoặc hữu cơ với vecni tổng hợp hoặc vecni dầu. Sơn men chứa nhiều chất kết dính nên bề mặt rất dễ bong tróc, bên cạnh đó sơn men có độ bền ánh sáng và chống mài mòn tốt. Sơn Ankit và Epoxit là hai loại sơn men phổ biến hiện nay.
Ứng dụng: Thường dùng để sơn các bề mặt kim loại, bê tông và gỗ phía trong và ngoài nhà.
3.Sơn nước (sơn pha nước): được chia ra làm nhiều loại ( tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng), phổ biến có các loại: sơn vôi, sơn silicat và sơn xi măng.
- Sơn vôi: gồm có vôi, bột màu, clorua natri, clorua canxi hoặc muối canxi, axit, dầu lanh. Dùng để sơn tường gạch, bê tông trong và ngoài nhà. Nhược điểm của loại này là dễ bị rêu và mảng bám nếu ở sử dụng ở môi trường nhiều độ ẩm và dễ bạc màu dưới tác động của áng sáng mặt trời. Sơn vôi thường đi kèm với quét lớp sơn mịn, sơn bả matit lên tường.
Bột bả matit bao gồm xi măng và nước tạo thành hỗn hợp dẻo được quét lên tường một lớp rồi đánh giấy ráp mài nhẵn, phẳng bề mặt. Sau khi sơn trang trí, bề mặt tường sẽ tạo cảm giác mịn, nhẵn hơn so với việc sơn luôn vào tường sau khi trát. Tường được bả matit phù hợp với các loại sơn bóng và không bóng, các mảng tường này khi dính bẩn thì dễ xử lý, chỉ cần giẻ ẩm lau qua là sạch. Tuy nhiên lại dễ bị sứt mẻ, xước tường và không phù hợp với những góc nội thất có kê đồ vật áp sát.
- Sơn silicat: được chế tạo từ bột đá phấn nghiền mịn, bột tan, bột kẽm trắng và bột màu bền kiềm với dung dịch thủy tinh lỏng kali hoặc natri. Sơn silicat rất kinh tế và có tuổi thọ cao hơn sơn peclovinyl sơn vôi và sơn cazein.
- Sơn xi măng: là loại sơn có dung môi và nước, sơn polime – xi măng được chế tạo từ chất tạo màu bền kiềm, bền ánh sáng, cùng với xi măng và nhựa tổng hợp.
4.Sơn PU
Cấu tạo:
Polyurethane (PU) là một loại polymer có hai dạng tồn tại chính là dạng cứng và dạng foam tương ứng với sơn PU 1 thành phần (PU-1K) và sơn PU 2 thành phần (PU-2K).
Sơn PU-1K: là hệ sơn một thành phần, được sản xuất từ alkyd cao cấp và nhựa PU 1 thành phần giúp nâng cao tính năng sản phẩm.
Sơn PU-2K: Sơn men chống trầy 2K là loại sơn hai thành phần, hệ acrylic được pha chế từ kim loại Polyol Acrylic đặc biệt khi kết hợp với chất đóng rắn Polyisocyanate tạo thành loại sơn 2K nâng cao sản phẩm.
Đặc tính:
- Đảm bảo vệ sinh, thân thiện môi trường.
- Sơn phủ ngoài, bóng, sáng rất bền bỉ
- Bám dính tốt
- Độ cứng cao
- Hàm lượng rắn cao
- Không mùi, không phai màu
- Chịu thời tiết, chống ố vàng
- Dễ sử dụng.
- Không kháng được dung môi
- Có tất cả các hệ màu.
- Sơn PU-2K chậm khô hơn sơn PU-1K
Ứng dụng:
PU được dùng làm vecni (sơn PU) để đánh bóng và bảo vệ đồ gỗ cho cả gỗ nội và ngoại thất, gốm, kim loại, mây tre lá,...
Sơn PU-1K: Chống ố vàng cho bề mặt sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh cho sản phẩm.
Sơn PU-2K: Có khả năng chống trầy xước, chống mài mòn cao dùng để sơn bảo vệ cho các bề mặt tường, bề mặt gỗ nội thất và ngoại thất, gạch men, gốm, đá, kim loại, plastic...
5.Sơn UV
Cấu tạo: Sơn UV là loại sơn đóng rắn bằng tia UV (tia cực tím). Sơn có nhiều tính năng vượt trội so với các loại sơn truyền thống (PU, NC, AC, ...).
Đặc tính
- Cảm quan: Dung dịch vàng nhạt đến trong suốt, không màu tùy theo chủng loại
- Có thể ứng dụng theo phương pháp cán trục hoặc phun tùy theo yêu cầu
- Khả năng đóng rắn nhanh (gần như tức thời khi qua buồng sấy)
- Hàm lượng rắn 100%, không chứa hợp chất hữu cơ bay hơi, thân thiện với môi trường.
- Độ phủ tốt, màng sơn dai, bám dính tốt, không phai màu,
- Độ cứng cao, bền uốn tốt
- Chống hóa chất, nước chống ố vàng và chịu thời tiết tốt.
- Chống trầy xước, mài mòn tốt.
Ứng dụng: Chuyên sử dụng cho đồ gỗ nội thất và ngoài trời.
6.Sơn NC
Cấu tạo: Sơn NC (Nitrocellulose Lacquer): Là sơn tổng hợp 1 thành phần, chất lượng cao, tiện dụng cho các hàng gỗ trang trí nội thất. Sơn NC bao gồm:
Sơn lót NC & Sơn phủ NC (độ bóng, mờ theo yêu cầu sản phẩm).
Dung môi NC & dung môi đặc biệt -Super Thinner (dùng trong điều kiện thời tiết quá nóng hoặc ẩm ướt)
Đặc tính
- Màu sắc : Trong suốt, hơi có màu vàng hổ phách hoặc màu trắng.
- Hàm lượng rắn: 42 ± 3%
- Độ chịu nước: Nước nóng và lạnh .
- Màng sơn bóng, sáng khô rất nhanh sau khi sơn và có độ bám trên gỗ tốt, dễ sử dụng.
- Không tróc, không rạn nứt
- Có thể pha ra nhiều màu sơn khác nhau theo nhu cầu
Ứng dụng: Dùng cho các loại đồ gỗ nội ngoại thất.
7.Dầu bóng- dầu tẩm gỗ
Cấu tạo: Dầu bóng tẩm gỗ là hợp chất gốc dầu dạng lỏng kết hợp với các phụ gia đặc biệt sơn phủ lê bề mặt sản phẩm giúp ngấm sâu vào trong các bề mặt sản phẩm.
Đặc tính:
- Dầu bóng gốc dầu dạng lỏng khi khô có màu trong suốt.
- Chống thấm, không cho nước và các tạp chất xâm nhập vào bên trong các bề mặt gỗ
- Chống rong biển, rêu mốc
- Tạo bề mặt mịn, độ che phủ tốt
- Bề mặt khô nhanh và bám dính tốt
- Bền với nước nhưng không làm thay đổi tính chất vật liệu.
- Độ phủ lý thuyết: 4-6m2/lít/2 lớp.
- Thời gian khô se 80 phút, khô cứng 8 giờ.
Ứng dụng: Dầu bóng dùng để sơn phủ hoàn thiện sau cùng cho bề mặt các đồ gỗ nội, ngoại thất, các công trình gỗ ngoài trời, phương tiện tàu biển, hàng hải, đặc biệt là tàu gỗ...
8.Sơn lót nội, ngoại thất
Cấu tạo: Sơn lót là loại sơn nhựa gốc Acrylic, bột khoáng, phụ gia và nước
Đặc tính:
- Tính năng kháng kiềm, kháng nấm mốc
- Tăng độ bám dính cho lớp phủ hoàn thiện
- Làm màu sắc đồng đều hơn
- Dễ thi công và tăng độ bền cho sơn phủ
- Tiếc kiệm sơn khi sử dụng
- Màu sắc: trắng xanh
- Độ phủ tùy theo bề mặt: 9-11m2/lít/lớp (đã pha loãng) (đối với loại 18L)/ 10-12m2/lít/lớp (đã pha loãng) đối với loại 5L
- Pha loãng ở nhiệt độ bình thường: Pha loãng với nước sạch từ 5-10%
- Thời gian khô: Khô bề mặt trong vòng 0.5 giờ. Sơn lớp kế tiếp sau 2 giờ
Ứng dụng: Dùng để Sơn các bề mặt tường nội, ngoại thất tường trát vữa, bê tông tường gạch, gỗ( đã sơn lót), thạch cao...
9.Sơn phủ nội, ngoại thất
Cấu tạo: Sơn phủ là loại sơn dầu gốc Epoxy có độ bóng cao, hoặc sơn nước được pha chế bằng phương pháp phun áp suất.
Đặc tính:
- Khả năng chống rêu, mốc, có độ che phủ cao
- Dễ sử dụng.
- Mờ hoặc bóng mờ
- Rất bền màu
- Khả năng chịu kiềm và chịu nước tốt
- Độ che phủ và bao phủ cao
- Cứng và dẻo dai
- Khả năng chống mài mòn cao
- Có nhiều màu
Ứng dụng:
- Sơn phủ là loại sơn trên các bề mặt tường nội ngoại thất như tường trát vữa, bê tông tường gạch, gỗ( đã sơn lót), thạch cao nhằm ngăn chặn sự xuống cấp của màng sơn do chất kiềm trong xi-măng gây ra.
- Tạo lớp lót cho hệ thống sơn phủ có màng sơn dày.
10.Sơn màu nội ngoại thất
Cấu tạo: Sơn màu là loại sơn nước Acrylic cho màng sơn mịn, tạo màu sắc trang trí cho không gian nội thất và kiến trúc.
Đặc tính:
- Loại sơn nước dễ sử dụng
- Có rất nhiều màu đa dạng
- Độ che phủ và bao phủ cao
- Màu sắc tươi thật, rất bền màu
Ứng dụng:
- Được sử dụng sơn lên tường trong nhà,ngoài nhà, cột, lăn can, tường vôi, gạch, bê tông, thạch cao, tường trát vữa,... với nhiều màu sắc phong phú dễ sử dụng phù hợp cho việc trang trí nội thất, kiến trúc.
- Sơn màu tô điểm và tạo vẻ đẹp cho ngôi nhà. Có rất nhiều màu sơn để lựa chọn.
11.Sơn chống thấm
Cấu tạo:
Sơn chống thấm một chất chống thấm đặc biệt dạng lỏng thường là các loại polymer tổng hợp tồn tại dạng nhũ tương (emulsion) bao gồm các thành phần chất tạo màng, dung môi phân tán (thường là nước), bột và phụ gia.
Đặc điểm:
- Sơn chống thấm có hệ số ngấm nước thấp nhất so với các loại sơn thông thường.
- Bám dính cực tốt với bêtông, vữa ximăng, độ bền cao
- Chịu mài mòn, chịu nước mặn, kháng kiềm cao
- Không cháy, không độc hại, không chứa chì, thủy ngân và các hóa chất độc hại khác, an toàn với người thi công và sử dụng.
Ứng dụng:
- Có tác dụng ngăn chặn sự thấm nước từ trên xuống dưới cho các bề mặt các bức tường tòa nhà các công trình. Sơn chống thấm được dùng để thi công cho các cấu trúc xi măng và bê-tông như sân thượng, nền nhà, tường, bể nước, hồ bơi, sàn nhà vệ sinh, tường tầng hầm, sênô…
- Dùng làm vữa dán gạch ốp tường cho phòng tắm, nhà bếp…
12.Sơn giả chất liệu
Cấu tạo:
Sơn giả chất liệu là một sản phẩm có bề mặt hoàn thiện giống với chất liệu tự nhiên tạo vẻ vững trãi, thẩm mỹ cho các công trình. Đối với sơn giả đá, thì sơn được tổng hợp từ các vật liệu bằng đá và các Thickeners làm đặc là Polyurethane, hình thành các liên kết chặt chẽ với dẫn xuất Silicon.
Đặc điểm
- Rất đa dạng về màu sắc, tạo được nhiều bề mặt chất liệu phong phú (đá, gỗ, kim loại...).
- Giả chất liệu giống với các loại chất liệu thiên nhiên nhưng nhẹ hơn nhiều lần, không làm tăng tải trọng của công trình.
- Có thể thi công cho nhiều chi tiết không thể ốp được chất liệu thiên nhiên như mặt cong, chi tiết góc cạnh nhỏ, đường viền, họa tiết kiến trúc, phù điêu,…
- Tiết kiệm rất nhiều chi phí so với ốp vật liệu thật.
Ứng dụng:
- Dùng để sơn chất liệu lên các bề mặt tường nội ngoại thất, ban công, các loại vách, trần mái vòm, và các chi tiết đường cong,góc cạnh khó ốp được chất liệu thông thường.
13.Sơn tĩnh điện:
Cấu tạo:
Sơn tĩnh điện là việc phủ một lớp chất dẻo lên bề mặt các chi tiết cần che phủ, khi sử dụng sơn tĩnh điện nó sẽ được tích một điện tích (+) khi đi qua một thiết bị được gọi là súng sơn tĩnh điện, đồng thời vật sơn cũng sẽ được tích một điện tích (-) để tạo ra hiệu ứng bám dính giữa bột sơn và vật sơn.
Có hai loại sơn tĩnh điện: Công nghệ sơn tĩnh điện khô (sơn bột), và công nghệ sơn tĩnh điện ướt (sử dụng dung môi)
Đăc điểm:
- Bột sơn tĩnh điện còn được gọi là sơn khô vì tính chất phủ ở dạng bột của nó và là nguyên liệu dùng trong công nghệ sơn tĩnh điện, bao gồm 3 thành phần chính là nhựa, bột màu và chất phụ gia.
- Bột sơn tĩnh điện hiện nay gồm 04 loại phổ biến: Bóng (Gloss), Mờ (Matt), Cát (Texture), nhăn (Wrinkle)
- Bột sơn tĩnh điện khô là bột sơn không có chất dung môi không bám vào vật sơn sẽ được thu hồi (trên 95%) để tái sử dụng, chi phí sơn thấp, ít gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo môi trường trong lành ở không khí và trong nước.
Tin khác